[ NỔ LỰC VÀ ÁP LỰC CỦA NHỮNG NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH]

。Nổ lực và áp lực của những nhà hoạch định chính sách 。


Phần trước ta đã nhìn thấy Gaming ở mức độ tổng thể. Cũng là mức độ tổng thể, cùng ghé qua những nhà thực hiện chính sách, có vẻ hơi trên trời nhưng không sao, lâu lâu như con diều gặp gió bay lên cao rồi sẽ cắt dây cho bạn xuống sau.
Bạn có xem Táo quân hay đâu đó từ lạm phát: sự gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế, lạm phát xảy ra thì đồng tiền sẽ mất sức mua, vd hồi xưa ổ bánh mì thịt 2k, bây giờ là 10k. Vậy khi lạm phát xảy ra làm mất giá trị của đồng tiền, như 10 triệu bạn cầm ngày mai sức mua chỉ bằng 1 triệu của hôm nay thì mình có vẻ không happy. Vậy một trong những nổ lực của chính phủ là hạn chế lạm phát.
Bạn biết rằng: Nhà khoa học: xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lý giải thế giới xung quanh. Còn Nhà hoạch định chính sách: sử dụng lý thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Sau đây các bạn sẽ thấy, đáng ngạc nhiên rằng, các chính sách thường gây ra các hậu quả mà các nhà hoạch định ra chúng không mong đợi hay dự kiến trước.
Ví dụ chính phủ quy định “giá trần” (mức giá tối đa) cho tiền thuê nhà mà chủ nhà thu từ người thuê. Mục tiêu là trợ giúp người nghèo thông qua việc làm cho nhà ở rẻ hơn:
+ Trong ngắn hạn: làm giảm tiền thuê nhà. Vì chủ nhà có số lượng căn hộ cố định không thể thay đổi nhanh chóng, số người thuê nhà cũng không phản ứng mạnh vì cần có thời gian để điều chỉnh nhà ở.
+ Còn trong dài hạn: người thuê và người cho thuê phản ứng mạnh với điều kiện của thị trường. Vì tiền thuê nhà rẻ hơn khuyến khích người ta tìm căn hộ thuê riêng thay vì ở chung với ba mẹ hay thuê chung với người khác và gây ra tình trạng nhiều người đổ về thành phố. Về phía chủ nhà vì tiền thuê nhà thấp không khuyến khích họ xây mới thêm hay bảo dưỡng các căn hộ hiện có. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhà ở trầm trọng. Chủ nhà có một danh sách dài các khách chờ, người thì chọn ưu tiên người thuê chưa có con, người thì phân biệt đối xử theo chủng tộc, hay căn hộ sẽ dành cho người thuê nhà sẵn sàng đút lót cho những kẻ trông nom khu nhà ấy. Cuối cùng, khoản hối lộ này làm cho tổng tiền thuê nhà quay về gần với mức giá lúc đầu. Lúc trước chủ nhà cố gắng giữ nhà sạch và an toàn vì căn hộ đó giá cao. Ngược lại chính sách kiểm soát tiền thuê nhà tạo ra sự thiếu hụt và chờ đợi, chủ nhà mất động cơ quan tâm lợi ích người thuê nhà. Tại sao phải chi tiền bảo dưỡng và nâng cấp trong khi có nhiều người đang xếp hàng để thuê chúng trong tình trạng hiện tại.
Các nhà thực hiện chính sách đưa thêm quy định mới như đạo luật quy định phân biệt chủng tộc khi thuê nhà là phạm pháp, nhưng thực hiện các đạo luật này là khó khăn và tốn kém. Còn nếu chính sách tiền thuê nhà được bãi bỏ, thị trường tự do, tiền thuê nhà tự điều tiết để loại trừ tình trạng thiếu hụt – một nguyên nhân gây ra nhiều hành vi không mong muốn của người cho thuê nhà.
Hay ví dụ tương tự: Xếp hàng tại trạm xăng, đạo luật về giá xăng bị bãi bỏ. Các nhà làm luật hiểu rằng họ phải chịu một phần trách nhiệm trong việc làm cho rất nhiều người Mỹ mất thời gian chờ đợi xếp hàng mua xăng. Hay kết quả của đạo luật: Tiền lương tối thiểu là tình trạng thất nghiệp…
Quay lại câu chuyện của lạm phát. Để giữ cho tiền bạn đang nắm giữ không mất đi giá trị đang là những nổ lực rất lớn từ phía chính phủ.
(Trích ví dụ từ sách của Mankiw)
[Môn học: Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Tài chính công,…]

 

 

 

Comments